LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ

     Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là báo cáo tổng hợp các hoạt động bảo vệ môi trường trong 1 năm của Doanh nghiệp, bao gồm tổng hợp các đợt quan trắc nước thải, khí thải; quản lý và xử lý chất thải rắn, …

     Vậy báo cáo công tác môi trường được thực hiện theo quy định nào, nội dung ra sao, … hãy cùng theo dõi bài viết của TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ ĐO ĐẠC MÔI TRƯỜNG PHƯƠNG NAM để biết cách lập một báo cáo công tác bảo vệ môi trường nhé.

Căn cứ pháp lý

Nội dung báo cáo công tác môi trường định kỳ bao gồm:

  • Kết quả hoạt động của công trình xử lý nước thải, kết quả quan trắc nước thải định kỳ;
  • Kết quả hoạt động của công trình xử lý khí thải, kết quả quan trắc khí thải định kỳ;
  • Tình hình quản lý và thu gom xử lý chất thải rắn, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại.
  • Kết quả khắc phục yêu cầu của thanh tra, kiểm tra và cơ quan nhà nước

Tần suất và cơ quan tiếp nhận báo cáo 

Thời gian và Tần suất nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường

  • Kỳ báo cáo được tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12;
  • Thời gian nộp báo cáo vào tháng 01 hàng năm;
  • Tần suất nộp báo cáo 01 lần/năm.
  • Báo cáo được áp dụng bắt đầu từ năm 2020

Cơ quan tiếp nhận báo cáo công tác bảo vệ môi trường

  • Cơ quan phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ môi trường/Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM);
  • Sở Tài Nguyên và Môi trường các tỉnh;
  • Ban quản lý các KCN.

Các bước thực hiện báo cáo 

  • Khảo sát thực tế, thu thập thông tin
  • Quan trắc mẫu nước thải, không khí, khí thải, … định kỳ theo cam kết trong kế hoạch BVMT/Báo cáo đánh giá tác động môi trường
  • Thu thập các tài liệu liên quan để hoàn thành báo cáo
  • Hoàn thành báo cáo và gửi chủ đầu tư xem, ký đóng dấu
  • Nộp báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước
  • Gửi cho chủ đầu tư cuốn báo cáo có xác nhận của cơ quan nhà nước.

Các hồ sơ cần có để hoàn thành báo cáo 

  • Giấy đăng ký kinh doanh
  • Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường/kế hoạch BVMT
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/hợp đồng thuê đất, nhà xưởng
  • Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại (nếu có)
  • Hợp đồng thu gom chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại
  • Chứng từ chất thải nguy hại liên số 5 bản chính
  • Biên bản thu gom/hóa đơn chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường
  • Hóa đơn tiền nước
  • Số lượng hồ sơ có thể tăng hoặc giảm tùy vào từng ngành nghề khác nhau

     Hy vọng qua bài viết trên của TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ ĐO ĐẠC MÔI TRƯỜNG PHƯƠNG NAM Quý Doanh nghiệp có thể nắm được khái quát nội dung và cách thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường.

     Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ ĐO ĐẠC MÔI TRƯỜNG PHƯƠNG NAM sẵn sàng giúp Quý doanh nghiệp trong việc thực hiện hồ sơ, giấy phép môi trường, Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ và báo cáo đánh giá tác động môi trường.

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ ĐO ĐẠC MÔI TRƯỜNG PHƯƠNG NAM rất mong có cơ hội làm việc với quý khách hàng!